Chùa Tàu – Chùa Thiên Vương Cổ Sát ở Đà Lạt có gì

Chùa tàu –  chùa Thiên Vương Cổ Sát là ngôi chùa cổ xưa ở Đà Lạt. Một chốn bình yên, nơi tâm linh tĩnh lặng để tâm hồn được thư thái thanh tịnh. Là địa điểm tham quan mà bạn không thể bỏ qua khi đến với phố hoa.

Chùa Tàu Đà Lạt
Chùa Tàu Đà Lạt

Giới thiệu Chùa Tàu Đà Lạt

Chùa tàu hay được gọi với tên khác là chùa Thiên Vương Cổ Sát cách trung tâm thành phố hơn 10 phút lái xe. Một không gian yên tịnh, một địa điểm tham quan du lịch mang một giá trị nghệ thuật kiến trúc văn hóa cổ xưa. Đến đây bạn sẽ có những phút giây an nhiên, yên bình nhất để thỏa mãn tâm hồn. Gội rửa đi những phiền muộn, lo âu chất chứa bao lâu nay. Cảnh quan thiên nhiên mát mẻ, thoáng đãng chắc chắn sẽ làm du khách yêu mến.

thuyết minh chùa tàu Đà Lạt
thuyết minh chùa tàu Đà Lạt

Chùa tàu được Hòa thượng Thọ Dã cho khởi công xây dựng vào năm 1985. Lúc đó ngôi chùa chỉ được 3 gian là lợp bằng mái tôn chắc chắn. Qua vài năm sau nhận thấy chùa ngày càng xuống cấp. Nên Phật Tử Lê Văn Cảnh đã đứng ra cho tu sửa lại cho đẹp chắc chắn vào năm 1989.

Địa chỉ chùa Thiên Vương Cổ Sát Đà Lạt

Tọa lạc tại đường Mimosa, phường 10,Thành Phố Đà Lạt – Lâm Đồng.

Hướng dẫn dường đi Chùa Tàu

Từ trung tâm chợ Đà Lạt bạn chạy về hướng đường Ba tháng Tư. Ngay bùng binh bạn rẻ qua đường Trần Hưng Đạo. Từ đây bạn cứ chạy thẳng xuống đường khe sanh khoảng 300 mét là đến chùa.

Bản đồ hướng dẫn đường đi

Chùa Tàu Đà Lạt có gì?

Đến chùa Tàu các bạn sẽ được tham quan miễn phí giá vé. Khung cảnh thiên nhiên bình dị, mát mẻ khiến nhiều người phải ngất ngây bởi cái đẹp cổ xưa. Sự ưu đãi của thiên nhiên đã tạo nên nhiều tuyệt tác mỹ thuật đẹp mắt.

chụp ảnh ở chùa tàu Đà Lạt
chụp ảnh ở chùa tàu Đà Lạt

Kiến trúc cổ xưa độc đáo

Ngôi chùa tàu có kiến trúc độc đáo chính vì được bàn tay của người Trung Hoa điêu khắc tạo thành. Nên vạn phần dáng vẻ có giống với Trung Quốc là lẽ thường. Ngôi chùa Thiên Vương cổ Sát bao gồm có 3 gian nhà chính.

 chùa tàu Đà Lạt
không gian bên trong chùa tàu Đà Lạt

Bước vô bạn sẽ đi ngang qua Từ Bi Bảo Điện nơi đây thờ Phật Di Lặc cao 3 mét. Cùng với hai bên đó là những bức tượng Tứ Đại thiên Vương. Mang dáng vẻ uy nghiêm trấn giữ cửa chùa. Tạo nên một khí thế oai phong, lẫm liệt sự nghiêm túc làm cho chùa thêm phần linh thiêng hơn.

Cái tên chùa tàu có ý nghĩa gì?

Thực ra ý nghĩa bở cái tên chùa tàu rất rộng và xa xôi. Nó ghi nhận những dấu ấn sự tồn tại của những người gốc hoa. Chính họ đã sinh sống và làm việc tại đây, cũng chính bàn tay họ xây dựng ngôi chùa này. Hầu hết các nhà tu hành đều rất thông thạo hiểu biết tiếng Quảng Đông Trung Hoa. Ngôi chùa này được người đời đặt cho rất nhiều cái tên. Trong mỗi cái tên thì mang nhiều tầng ý nghĩa khác nhau.

chàu tàu thiên vương cổ sát Đà Lạt
chàu tàu thiên vương cổ sát Đà Lạt

Chùa Phật Trầm cũng được người đời gọi nhưng chẳng mấy ai biết đến cái tên này cả. Cái tên Trầm cũng gắn bó với ba bức tượng phật do hòa thượng Thọ Dã mang từ Hồng kông về. Các bức tượng này đều được làm từ gỗ trầm và nặng hơn 1.500 kilogam.

Cái tên chùa Thiên Vương Cổ Sát cũng thật lạ. Đôi khi cũng chẳng ai biết tại sao lại đặt cái tên quái lạ như vậy ở đây? Cũng chính trong ngôi chùa này được thờ tứ vị thiên vương. Gồm có Tăng Trưởng Thiên Vương, Đa Văn Thiên Vương, Quảng Mục Thiên Vương và Trì Quốc Thiên Vương. Tứ đại thiên vương cai quản đã tạo nên cái tên vô cùng ấn tượng.

Chùa Thiên Vương Cổ Sát rộng lớn

Theo bước chân trên từng nền đá các bạn sẽ được dẫn đến Bảo Điện Quang Minh. Nơi đây chính là công trình chính đầu tiên của chùa mang hình tứ giác cao đến hai tầng. Kích thước của chiều dài và chiều rộng luôn bằng nhau là 12 mét vuông.

cảnh chùa tàu
cảnh chùa tàu

Bên trong Bảo Điện là thờ các vị Tây Phương Tam Thánh như: Phật A Di Đà, Phật Đại Thế chí Bồ Tát, Quan Thế Âm Bồ Tát. Những bức tượng phật cao to nặng khoảng 1.500 kilogam. Trên mái là hình con rồng lớn được điêu khắc rất nghệ thuật nằm đối diện với nhau. Phải nói Chùa Tàu có kiến trúc cổ kính Trung đẹp nhất ở phố hoa.

Phía sau Bảo Điện là nơi thờ Phật Thích Ca lớn nhất tại đây. Đằng sau đó là chín con rồng được tạc tượng ở những tư thế khác nhau. Một nơi thoáng mát, uy nghiêm và linh thiêng sẽ làm du khách thư giãn bình yên hơn.

Chiếc bàn xoay kì lạ – Chùa Tàu

Bạn sẽ được tham quan chiếc bàn xoay lạ thật độc đáo nếu như ai đến đây. Được đặt tay vào chiếc bàn này và nhắm nghiền mắt lại. Bạn sẽ tưởng tượng suy nghĩ cùng theo chiều xoay của chiếc bàn. Nhìn chiếc bàn cũng không khác gì những cái bàn ăn bình thường. Nhưng đến hiện nay vẫn chưa có lời giải đáp nào cho hiện tượng tự xoay của nó.

bàn xoay kì lạ chùa tàu
bàn xoay kì lạ chùa tàu

Xem thêm:

Tour du lịch Đà Lạt

Khách sạn Đà Lạt giá rẻ

Tổng kết

Chùa Tàu Đà Lạt hay còn gọi là Chùa Thiên Vương Cổ Sát được rất nhiều du khách ghé đến tham quan. Cùng tận hưởng một bầu không khí mát mẻ, yên bình ở chốn thiêng liêng.

Những câu hỏi liên quan

Chùa Tàu Đà Lạt nằm ở đâu?

Tọa lạc tại 385 khe sanh phường 10 thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng.

Ngôi chùa Thiên Vương Cổ Sát này có gì ấn tượng vậy Hoa DaLat Travel?

Ấn tượng nhất là kiến trúc cố kính thời Trung được khắc nét rất độc đáo, có hồn. Với những cái tên đầy ý nghĩa, Ba bức tượng phật có giá trị nhất.

Chàu Tàu có bao nhiêu tên gọi vậy Hoa DaLat Travel?

Chùa Tàu người ta hay thường gọi là chùa Phật Trầm, Chùa Thiên Vương Cổ sát rất ý nghĩa gắn liền với ngôi chùa.

5/5 - (1 bình chọn)

Đánh giá bài viết này